Chọn bỉm đúng là bước quan trọng cho bé hạn chế tình trạng hăm tã cũng như giúp bé hoạt động thoải mái, tránh việc rò rỉ ra bên ngoài. Cùng tìm hiểu cách chọn bỉm theo cân nặng & độ tuổi và bảng size bỉm chuẩn mẹ nên biết!
1. Tầm quan trọng của cách chọn bỉm đúng size
Bỉm không chỉ đơn thuần là vật dụng giúp vệ sinh cho bé mà còn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da, chất lượng giấc ngủ và sự phát triển vận động của trẻ. Mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau, vì vậy cách chọn bỉm phù hợp cần dựa trên cả cân nặng và chọn bỉm theo độ tuổi chứ không chỉ theo tháng.
Chọn bỉm đúng size là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo sự thoải mái, an toàn cho bé trong suốt quá trình phát triển. Bỉm phù hợp sẽ giúp:
-
Ôm sát cơ thể bé, ngăn tràn hiệu quả
-
Giảm nguy cơ hăm tã, mẩn đỏ, viêm da tiếp xúc
-
Tạo điều kiện cho bé vận động tự do, phát triển kỹ năng vận động
Ngược lại, mặc bỉm sai size (quá rộng hoặc quá chật) có thể khiến bé:
-
Khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon
-
Bị vết hằn đỏ quanh bụng hoặc đùi
-
Bị tràn bỉm thường xuyên dù mới thay
2. Bảng size bỉm theo cân nặng/tuổi
Trên thị trường có rất nhiều hãng bỉm và loại bỉm khác nhau. Cách chọn bỉm đúng size theo cân nặng, mẹ nên dựa vào bảng size chuẩn dưới đây để lựa chọn bỉm có khả năng điều chỉnh phần lưng phù hợp với vòng lưng của bé ngay cả khi no. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng mỗi thương hiệu có thể có sai số nhỏ, nên mẹ hãy thử từ gói nhỏ trước khi mua số lượng lớn.
Trên thực tế, mẹ nên theo dõi cân nặng và chiều cao của bé mỗi tháng để điều chỉnh size - loại bỉm phù hợp hơn. Mẹ có thể dùng thước dây để đo vòng bụng cũng như vòng đùi của bé. Nếu kích thước đùi và bụng có kích thước khá lớn thì mẹ có thể lựa chọn những loại bỉm theo độ tuổi như lớn hơn tháng tuổi hoặc cân nặng của bé. Vì nếu lựa chọn size bỉm quần quá chật cũng sẽ khiến bé không thoải mái, cũng như gây những cản trở cho bé khi hoạt động.
Đối với loại bỉm dán mẹ có thể điều chỉnh các nấc dán theo vòng bụng của bé, có thể điều chỉnh ngay cả khi bé ăn no.
3. Dấu hiệu nhận biết bé đang mặc sai size
Không ít mẹ bỉm than phiền rằng bé hay bị tràn tã, hăm da dù đã thay bỉm đúng giờ. Nguyên nhân phổ biến nằm ở việc mặc sai size bỉm. Dưới đây là những dấu hiệu bé đang mặc bỉm không phù hợp:
Nếu số lần tràn bỉm xảy ra ở bé thì mẹ cần chú ý bỉm có kích thước rộng hơn với cơ thể bé khiến việc rò rỉ xảy ra thường xuyên. Hoặc bỉm quá bé có thể khiến cho việc chưa các chất thải của bé bị hạn chế gây tràn bình. Để khắc phục tình trạng này mẹ cần thay đổi size bỉm cho bé để đảm bảo hơn.
Các dấu hiệu khi bỉm quá chật là có vết hằn sâu, đỏ quanh đùi/eo, bé hay quấy khóc sau khi thay bỉm. Với tình trạng bỉm quá rộng sẽ dễ bị xê dịch khi bé vận động, nước tiểu tràn ra ngoài.
Việc thấm hút kém khi bỉm đầy quá nhanh sẽ khiến bé ngủ không được sâu, thường trằn trọc, khó chịu vì bị ướt. Nếu sau khi tháo bỉm ra khỏi cơ thể, mẹ thấy hông bé xuất hiện các vết hằn do bỉm để lại thì mẹ nên điều chỉnh size bỉm cho bé. Để việc đóng bỉm được dễ dàng hơn cũng như giúp bé cảm thấy thoải mái khi di chuyển và hoạt động.
4. Kinh nghiệm chọn bỉm theo giai đoạn phát triển của bé
Cách chọn bỉm theo độ tuổi phù hợp không chỉ dựa vào cân nặng, mà còn phải căn cứ vào mức độ vận động và thói quen của bé theo từng giai đoạn.
👶 Giai đoạn sơ sinh (0 – 1 tháng tuổi)
Ở giai đoạn này, làn da của bé vô cùng mỏng manh và nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, rốn có thể chưa rụng nên rất dễ bị kích ứng. Bé cũng tiểu tiện thường xuyên, số lần đi vệ sinh có thể lên đến 10 - 12 lần/ngày. Vì vậy, mẹ nên chọn loại tã dán NB (Newborn) siêu mỏng, chất liệu mềm mại, có đường rãnh chống tràn và lớp thoáng khí 360 độ để giữ cho da bé luôn khô thoáng. Đặc biệt, nên ưu tiên bỉm có vùng cắt rốn để tránh ma sát vào phần rốn chưa lành và vạch báo đầy giúp mẹ dễ theo dõi thời điểm thay tã. Lưu ý chỉ chọn những loại bỉm không chứa hương liệu, không cồn, đã được kiểm nghiệm an toàn da liễu để bảo vệ tối đa làn da sơ sinh của bé.
🍼 Giai đoạn 1 – 6 tháng tuổi
Khi bé bắt đầu biết lẫy, lật và vận động nhẹ, nhu cầu sử dụng bỉm cũng thay đổi. Bé có thể tiểu ít hơn nhưng lượng nước tiểu mỗi lần sẽ nhiều hơn. Giai đoạn này, mẹ nên chọn tã dán size S hoặc M, tùy vào cân nặng thực tế của bé. Bỉm cần có vách chống tràn hai bên, khả năng thấm hút cao, cùng với lớp khóa ẩm giúp bề mặt luôn khô ráo. Ngoài ra, phần đai bụng và đùi nên mềm mại, không gây hằn đỏ để tạo cảm giác dễ chịu cho bé khi cử động. Đây là thời điểm chuyển tiếp, nên mẹ có thể cân nhắc đổi sang tã quần khi bé vận động nhiều hơn, nhưng vẫn ưu tiên tã dán cho các bé nằm nhiều hoặc chưa hoạt động mạnh.
🧎♂️ Giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, bé đã bắt đầu biết bò, ngồi, thậm chí là đứng và bám vịn để đi, vì thế nhu cầu vận động tăng mạnh. Bé cũng bắt đầu ngủ giấc dài hơn vào ban đêm nên cần loại bỉm thấm hút tốt và linh hoạt hơn. Mẹ nên chọn tã quần size M hoặc L, có đai lưng co giãn, phần đáy bỉm mỏng nhẹ nhưng có lõi thấm hút kép, giúp chống tràn trong suốt nhiều giờ. Những loại tã có lớp bề mặt mềm mịn, không vón cục, chống xô lệch khi bé di chuyển là lựa chọn lý tưởng. Mẹ cũng nên chú ý chọn loại có lớp thoát khí tốt để tránh tình trạng hăm tã do đổ mồ hôi nhiều khi bé vận động.
🚶♀️ Giai đoạn trên 1 tuổi
Khi bé đã biết đi và chạy nhảy, hoạt động cả ngày, thì tã quần là lựa chọn tối ưu nhất. Ở giai đoạn này, bé cần loại bỉm có khả năng ôm sát nhưng vẫn thoải mái để vận động. Mẹ nên chọn tã quần size XL hoặc XXL, tùy vào cân nặng thực tế. Ngoài ra, nên dùng riêng hai loại bỉm cho ban ngày và ban đêm: ban ngày ưu tiên loại mỏng nhẹ, thoáng khí, còn ban đêm nên dùng loại dày, thấm hút tốt, chống tràn suốt 10–12 tiếng để giúp bé ngủ sâu giấc. Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu tập bé bỏ bỉm dần vào ban ngày nếu bé đã có ý thức kiểm soát tiểu tiện.
KẾT LUẬN:
Cách chọn bỉm đúng không chỉ là chọn đúng size mà còn là hiểu nhu cầu sinh lý & vận động từng giai đoạn phát triển của bé. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ đã có nhiều thông tin hơn để việc lựa chuẩn size bỉm cho bé trở nên dễ dàng.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.