Mùa hè đến mang theo sự nóng nực, nhiệt độ tăng cao khiến cả người lớn cũng cảm thấy bức bối. Với trẻ sơ sinh mùa hè, làn da mỏng manh chưa hoàn thiện tuyến mồ hôi càng dễ bị tổn thương.
Nhiều mẹ bỉm chia sẻ: dù đã thay bỉm đều đặn, bé vẫn bị hăm, mẩn đỏ hoặc khó ngủ vì bỉm quá dày và bí. Thực tế, mặc bỉm mùa hè đúng cách không chỉ dừng lại ở việc chọn sản phẩm tốt mà còn liên quan đến cách chăm sóc da, thói quen thay tã và môi trường xung quanh bé.
Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ đặc điểm da bé khi trời nóng, nhận biết rủi ro thường gặp để lưu ý khi mặc bỉm cũng như biết cách chọn loại bỉm mỏng phù hợp cho da bé.
1. Đặc điểm da trẻ sơ sinh mùa hè
- Da bé nhạy cảm và yếu hơn người lớn
Da trẻ sơ sinh chỉ dày bằng khoảng 1/5 da người lớn, hàng rào bảo vệ da chưa phát triển đầy đủ. Khi gặp nhiệt độ cao, tuyến mồ hôi hoạt động quá mức sẽ khiến vùng mặc bỉm bị ẩm ướt kéo dài, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Vùng mặc bỉm dễ bị bí và kích ứng
Đùi, bẹn và mông là những khu vực kín, ít thoáng khí. Khi bỉm dày hoặc không thấm hút tốt, hơi ẩm bị giữ lại, gây bí và nóng. Đây là lý do chính khiến trẻ sơ sinh mùa hè dễ bị hăm, rôm sẩy, mẩn đỏ dù đã chăm rất kỹ nên các mẹ nên lưu ý khi mặc bỉm cho bé.
- Sự tăng tiết mồ hôi và nước tiểu
Vào mùa hè, trẻ uống nhiều nước và bú mẹ nhiều hơn giúp tăng lượng nước tiểu. Nếu không thay bỉm kịp thời hoặc chọn bỉm không phù hợp, mặc bỉm mùa hè sẽ trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng hịm tã, khiến bé quấy khóc, khó ngủ và ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
2. Rủi ro khi mặc bỉm cho trẻ sơ sinh mùa hè không đúng cách
-
Hăm tã: Đây là vấn đề phổ biến nhất. Làn da bị hăm có biểu hiện: đỏ, sưng tấy, nổi mẩn, đôi khi lở loét nhẹ. Nếu không được xử lý kịp thời, hăm có thể lan rộng, gây đau rát và nhiễm trùng da.
-
Nổi rôm sẩy: Khi mồ hôi không thoát được ra ngoài do bỉm quá dày hoặc chất liệu không thoáng, lỗ chân lông bị bít lại và gây rôm sẩy. Vùng bị thường ở mông, bẹn, hoặc cả lưng nếu bé nằm lâu.
-
Trẻ ngủ không ngon, dễ cáu gắt: Bé thường xuyên bị bí vùng mặc bỉm, khó chịu và bị hịm (nóng + ẩm + mùi khó chịu) sẽ cựa quậy nhiều, mất ngủ hoặc tỉnh dậy giữa đêm. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, sự phát triển thể chất và cảm xúc của bé.
-
Tăng nguy cơ viêm da, nhiễm khuẩn: Lưu ý khi mặc bỉm trong mùa hè mà mẹ không không vệ sinh kỹ hoặc chọn bỉm không phù hợp, vùng kín sẽ ẩm ướt lâu ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ phận sinh lý của bé ảnh hưởng ngay cả khi bé lớn lên.
3. Cách chọn bỉm mỏng, thoáng cho bé vào mùa hè
-
Ưu tiên bỉm có thiết kế mỏng, nhiều lỗ thoáng khí
Hãy chọn bỉm mỏng, nhẹ, có thiết kế lỗ thoáng ở phần lưng và đáy. Bỉm dạng mỏng không có nghĩa là thấm hút kém, nhiều loại hiện nay vẫn đảm bảo hút tốt mà vẫn thông thoáng cho làn da.
-
Bề mặt mềm, không hóa chất an toàn cho da
Đặc biệt với trẻ sơ sinh mùa hè, tránh dùng bỉm có hương liệu, chất làm trắng huỳnh quang hoặc chất tạo mùi. Mẹ nên chọn sản phẩm có chứng nhận an toàn da liễu, thành phần bông hữu cơ dịu nhẹ với làn da bé.
-
Co giãn tốt – vừa vặn nhưng không bó sát
Một chiếc bỉm ôm vừa vòng eo, đùi mà vẫn co giãn linh hoạt sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái. Lựa chọn mặc bỉm mùa hè với chiếc bỉm co giãn tránh chọn bỉm chật làm cản trở lưu thông khí, gây vết hằn đỏ và tăng độ ẩm da vùng mặc bỉm.
-
Khả năng thấm hút – giữ khô nhanh
Dù bỉm mỏng, nhưng khả năng thấm hút vẫn phải tốt. Bỉm phải có khả năng hút nhanh và khóa ẩm, lưu ý khi mặc bỉm cần giữ bề mặt khô ráo trong 2–3 giờ/lần thay. Nếu mẹ phải thay liên tục vì tràn tã, thì cần xem lại dòng bỉm đang sử dụng.
4. Kinh nghiệm giữ bé luôn khô thoáng khi mặc bỉm mùa hè
-
Thay bỉm thường xuyên hơn
Nhiệt độ của trẻ sơ sinh mùa hè thường tăng cao hay khó chịu nên thay bỉm 2–2.5 giờ/lần thay vì 3–4 giờ như mùa đông. Không nên đợi đến khi bỉm đầy mới thay, vì vùng mặc bỉm sẽ giữ ẩm lâu, dẫn đến hăm hoặc nổi mẩn.
-
Cho bé “thả rông” 1 - 2 lần mỗi ngày
Mẹ có thể trải khăn sạch và để bé không mặc bỉm trong khoảng 15–20 phút sau khi tắm hoặc thay bỉm. Việc “hít thở” tự nhiên giúp vùng da bị bí bách được nghỉ ngơi, thúc đẩy da hồi phục nhanh hơn.
-
Vệ sinh sạch và để khô ráo trước khi mặc bỉm mới
Lưu ý khi mặc bỉm đó là mẹ nên lau nhẹ bằng khăn mềm, đảm bảo da bé khô hoàn toàn, đặc biệt là các nếp gấp. Có thể dùng thêm kem chống hăm mỏng nhẹ, không dầu khoáng.
-
Chọn quần áo nhẹ, chất liệu thấm hút tốt
Vào mùa hè, quần áo dày hoặc polyester dễ làm bé nóng, mồ hôi không bay hơi, dẫn đến tăng nhiệt độ vùng mặc bỉm. Hãy ưu tiên quần áo cotton, mỏng, nhẹ, rộng rãi.
-
Môi trường mát mẻ – hỗ trợ khô thoáng tự nhiên
Dù không cần điều hòa liên tục, mẹ nên để bé ở nơi thoáng khí, có quạt gió nhẹ hoặc điều hòa 27–28°C, tránh đắp chăn quá nhiều, tránh đặt bé nằm lâu trên bề mặt bí hơi như nệm mút dày.
KẾT LUẬN:
Thời tiết oi bức là thách thức lớn trong việc mặc bỉm mùa hè cho trẻ sơ sinh. Nhưng khi mẹ nắm vững được kiến thức và quan sát kỹ bé thì mọi vấn đề đều được xử lý nhanh chóng - hiệu quả. Chỉ cần thay đổi chút thói quen: sử dụng chất liệu bỉm mỏng, khô thoáng thoải mái sẽ giúp bé yêu dễ chịu và phát triển tốt nhất.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.