Trong hành trình chăm sóc bé yêu, việc lựa chọn tã cho bé phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến sự thoải mái của trẻ mà còn liên quan đến yếu tố ngân sách và định hướng sống của bố mẹ. Khi làm mẹ thì ai cũng từng thắc mắc là: nên dùng tã vải hay tã giấy? Bài viết dưới đây, Momoji Việt Nam sẽ giúp mẹ có cái nhìn toàn diện khi so sánh tã vải và tã giấy để đưa ra được lựa chọn thông thái và phù hợp nhất cho bé.
1. Tã vải và Tã giấy là gì?
1.1 Tã vải
Tã vải là loại tã có thể giặt và tái sử dụng nhiều lần. Cấu tạo thông thường gồm lớp ngoài chống thấm (thường làm từ PUL – Polyurethane Laminated), lớp lót hút ẩm bên trong (cotton, bamboo, microfiber...) và miếng lót thay thế được từ chất liệu mềm mại, thoải mái và an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Với loại tã vải có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy đều được bởi nó có tuổi thọ sử dụng từ 6 - 12 tháng nếu như biết cách bảo quản tốt. Việc lựa chọn tã cho bé khi sử dụng tã vải cũng là bước gián tiếp bảo vệ môi trường, giảm thiểu chất thải, nên còn được gọi là tã sinh thái.
1.2 Tã giấy
Tã giấy được phân loại thành tã quần, tã dán sơ sinh - là sản phẩm sử dụng chỉ dùng được một lần rồi bỏ đi. Chúng được làm từ hỗn hợp bột giấy, polymer siêu thấm và các lớp màng không dệt. Một số loại cao cấp còn bổ sung lớp chiết xuất tự nhiên như lô hội, trà xanh để chăm sóc da bé. Loại bỉm này thì sẽ không mất thời gian giặt giũ, tiện dụng và có thời gian sử dụng liên tục từ 4 -12 giờ tuỳ loại với khả năng thấm hút nước thải tốt, bé mặc vào luôn khô ráo không bị ẩm ướt. Sản phẩm này được nhiều bà mẹ tin dùng lâu nay bởi sự tiện lợi của chúng.
2. Ưu và nhược điểm của tã vải, tã giấy khi lựa chọn tã cho bé
Với trẻ nên dùng tã giấy hay tã bỉm vẫn còn là băn khoăn của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Dưới đây sẽ là bảng phân tích các tiêu chí để các mẹ lựa chọn đúng đắn nhé!
Tiêu chí |
Tã vải |
Tã giấy |
Chi phí |
Đầu tư ban đầu cao, nhưng tiết kiệm dài hạn vì tái sử dụng nhiều lần |
Chi phí cao theo thời gian, dùng một lần là bỏ |
Thân thiện môi trường |
Là loại bỉm sinh thái, có thể tái sử dụng nhiều lần nên không gây ô nhiễm |
Gây nhiều rác thải nhựa, mất hàng trăm năm phân hủy |
Tiện lợi khi di chuyển |
Cần mang theo bỉm dơ, phải giặt |
Dùng xong một lần là bỏ, không phải xử lý |
Khả năng thấm hút |
Phụ thuộc vào chất liệu lót, thường phải thay thường xuyên |
Cao, có thể giữ khô cho bé 6–12 giờ, có thể cho bé dùng cả đêm mà không phải thay tã mới. |
Độ thông thoáng |
Vải thoáng, ít gây hăm |
Tùy loại – nhiều loại kém thoáng nếu mặc lâu hoặc có hoá chất sẽ làm da của bé bị kích ứng. |
Khả năng bảo vệ da nhạy cảm |
Không chứa hóa chất, tốt cho da nhạy cảm của bé |
Tùy loại – nên chọn bỉm cho da nhạy cảm có nguồn gốc hữu cơ |
Tốn công chăm sóc |
Cần giặt, phơi mất nhiều thời gian, đôi khi có những vết bẩn cứng đầu gây khó khăn trong việc giặt tã, cần bảo quản kỹ |
Không cần vệ sinh sau khi dùng |
3. Phân tích từng yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn tã cho bé
3.1. Tài chính gia đình và khả năng tiết kiệm
Nhiều mẹ lựa chọn tã vải vì tính tiết kiệm lâu dài. Trung bình một bộ tã vải có thể sử dụng trong suốt 2–3 năm với chi phí ban đầu khoảng 3 - 5 triệu đồng. Trong khi đó, nếu sử dụng bỉm dùng một lần, chi phí có thể lên tới 15 - 20 triệu đồng/năm nếu thay 5 - 7 lần/ngày.
Tuy nhiên, chi phí giặt giũ, nước, bột giặt cũng cần được tính đến. Nếu mẹ đi làm, không có nhiều thời gian thì tã vải sẽ không phải là lựa chọn tối ưu.
3.2. Lối sống sinh thái và bảo vệ môi trường
Tã sinh thái – là tên gọi khác của Tã vải – được các gia đình sống xanh ưa chuộng. Việc giảm hàng nghìn miếng tã nhựa trong suốt thời kỳ bé dùng tã là hành động thiết thực để giảm thiểu rác thải nhựa. Đây là điểm cộng lớn nếu mẹ quan tâm đến vấn đề môi trường.
Bên cạnh đó, một số dòng tã dùng một lần hiện nay cũng đang chuyển hướng sinh thái, như sử dụng màng phân hủy sinh học, vật liệu hữu cơ, hoặc bao bì có thể tái chế.
3.3. Chăm sóc làn da nhạy cảm
Đối với trẻ có làn da mỏng manh, dễ bị kích ứng, mẹ cần lựa chọn loại bỉm an toàn. Tã vải là lựa chọn lý tưởng vì không chứa hóa chất tẩy trắng, chất tạo mùi hay hương liệu nhân tạo.
Tuy nhiên, một số loại bỉm dùng một lần cho da nhạy cảm trên thị trường hiện nay cũng có chứng nhận không gây kích ứng, sử dụng chiết xuất thiên nhiên và đã qua kiểm nghiệm da liễu.
4. Khi nào nên chọn tã vải? Khi nào nên chọn tã giấy?
Mỗi loại sản phẩm đều có ưu và nhược điểm riêng, hãy cân nhắc đến mục đích sử dụng cũng như điều kiện kinh tế của gia đình để lựa chọn tã cho bé chính xác!
Nên chọn tã vải khi gia đình lựa chọn tiết kiệm chi phí dài hạn và mẹ có thời gian để giặt và bảo quản tã đúng cách. Nên dùng tã vải khi bé của bạn bị hăm, rôm sảy hay da dễ bị kích ứng cần sử dụng một loại tã mềm mại, thoáng mát và đặc biệt bạn phải có thời gian để chăm thay tã cho bé. Hay bạn muốn tối ưu việc dùng tã vải để đầu tư nhiều hơn vào khoản mục khác như sữa bột, thuốc tiêm,...
Nên chọn tã giấy vào các khoảng thời gian như tham gia hoạt động vui ngoài trời hoặc vào ban đêm trước khi đi ngủ, bé cần đóng bỉm để bạn không cần phải dậy thay liên tục. Loại bỉm này khi bé cần sử dụng bỉm liên tục trong thời gian dài mà không thể thay thường xuyên. Đặc biệt với các mẹ không có nhiều thời gian cho việc giặt giũ đồ sơ sinh và điều kiện kinh tế tốt cần loại bỉm siêu thấm hút.
5. Gợi ý lựa chọn tã cho bé theo lối sống gia đình
Không có một loại bỉm nào là “tốt nhất” cho tất cả. Mỗi bé có cơ địa khác nhau, mỗi gia đình có hoàn cảnh sống và lịch sinh hoạt riêng. Thay vì lựa chọn tã cho bé một cách cứng nhắc, mẹ có thể áp dụng chiến lược kết hợp:
Kết hợp cả tã vải và tã giấy
-
Ban ngày ở nhà: dùng tã vải
-
Đi chơi/ban đêm: dùng tã giấy siêu thấm
Ưu tiên tã vải
-
Lựa chọn các thương hiệu có cam kết sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, có chứng nhận an toàn
-
Nếu dùng tã giấy, hãy chọn dòng bỉm cho da nhạy cảm, không chứa hương liệu, phẩm màu nhân tạo
Tùy chỉnh theo độ tuổi
- Bé sơ sinh: nên dùng bỉm dùng một lần loại mềm mịn, dễ mặc
- Bé từ 4 tháng trở đi: bắt đầu tập làm quen tã vải ban ngày
-
Bé tập đi: chọn tã quần dùng một lần hoặc tã vải dạng quần
Kết luận
Việc lựa chọn tã cho bé không nên chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất. Mẹ cần xem xét tổng thể các yếu tố: khả năng tiết kiệm, sự tiện lợi, độ an toàn cho da nhạy cảm của bé, cũng như định hướng sống sinh thái của gia đình. Hy vọng với những phân tích trên của Momoji, mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định phù hợp, vừa bảo vệ sức khỏe cho con, vừa tối ưu chi phí và đóng góp tích cực cho môi trường.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.